Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Việt Nam bước vào cuộc đua thành tích 200.000 tấn Macca

Unknown

Sẽ mở rộng diện tích lên tới cả trăm ngàn ha để trồng cây Macca – đang được tung hô là nữ hoàng triệu đô trên thế giới.

Không chỉ bàn, mà làm luôn

Ngày 7/2, tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây Macca (maccadamia) được tổ chức tại Tây Nguyên, ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên TƯ Đảng, Trưởng Ban kinh tế TƯ cho rằng, cây Macca là một loại cây cho giá trị kinh tế cao. Trên thế giới trồng nhiều ở Úc, Nam Phi; Việt Nam trồng thử nghiệm từ năm 1994. Hiện nay có hai vùng đất Tây Bắc, Tây Nguyên được xem là phù hợp. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có một chiến lược cây phát triển.

Hạt Macca Vita+ nhẩu khẩu từ Úc


Trong khi, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch LienVietPostBank, chỉ nói rất ngắn gọn: “Tại đây chúng ta sẽ không chỉ bàn, mà làm luôn!”.

Đó là kế hoạch 5 năm gây dựng vùng nguyên liệu 250.000 ha cây Macca, bao gồm cả trồng xen và trồng thuần. Tổng chi phí đầu tư dự tính khoảng 29.000 tỷ đồng, trong đó tổng nguồn tín dụng ước tính khoảng 22.900 tỷ đồng.

Cũng đưa ra nhận định, ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế của NHNN cho rằng, việc quan trọng là xây dựng chuỗi giá trị cây Macca qua việc trồng, chế biến sâu, tiêu thụ. Việc này sẽ làm tăng giá trị thặng dư cho loại cây này, không để như cây cà phê, chủ yếu là xuất khẩu thô.

“Các anh cứ làm. Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu chính sách hỗ trợ vốn, như cho vay tái cấp vốn đối với cá tra, trồng và thu mua lúa gạo, đóng tàu…”, ông Đông nói.
Nhưng, ông cũng lưu ý rằng, như với chương trình tái canh cây cà phê cũng tại Tây Nguyên, chương trình phát triển Macca này cần có thêm sự phối hợp của Bộ NN&PTNT trong quy hoạch, xây dựng các quy chuẩn tạo giống và chăm sóc.
Bộ Công Thương hướng dẫn việc chế biến, làm sao để chế biến sâu và thực sự tạo nên được các chuỗi giá trị từ hạt Macca.

Cùng với đó, một loạt các ý kiến của GS Hoàng Hoè, Nguyên viện trưởng Viên cứu trồng trọt (Bộ NN&PTNT); GS Nguyễn Lân Hùng những người đã bỏ rất nhiều tâm huyết nghiên cứu cây Macca lâu năm đều cho rằng ý tưởng mở rộng diện tích trồng cây Macca và đưa Macca trở thành một loại cây công nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên là rất khả thi; và hứa hẹn sẽ không chỉ xoá đói giảm nghèo mà còn làm giàu cho Tây Nguyên.

Là Trưởng ban chỉ đạo phát triển Tây Nguyên, Đại tướng Trần Đại Quang nhận định: “Macca là cây trồng đầy đủ các yếu tố để mở ra tương lai phát triển; sau gần 20 năm nghiên cứu thử nghiệm trồng cây Macca có thể thấy vùng tây nguyên và tây bắc có thể trồng; lợi thế của Tây nguyên là rất lớn, Qua thực tế thử nghiệm thấy hoàn toàn có thể”.

“Tiến tới, Macca phải trở thành sản phẩm quốc gia, đưa Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ Macca, mà còn sớm trở thành một trong những cường quốc Macca trên thế giới”, ông Quang nói.

Năm 2025 phấn đầu đạt 200.000 tấn hạt


Cũng đã rất nhiều lần những lời hứa về phát triển cây Macca được đưa ra. Tháng 4/2014, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), đã lên tiếng hứa hẹn về kế hoạch đầu tư phát triển cây Macca tại Tây Nguyên, với quy mô dự kiến ban đầu khoảng 10.000 tỷ đồng.

Cuối năm 2013, Macca đã được đưa vào danh mục ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bộ NN&PTNT đã quy hoạch hai vùng trọng tâm phát triển Macca là Tây Bắc và Tây Nguyên, với quy mô diện tích trên 200.000 ha đến năm 2030.

Ngày 19/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tại điều 12 có ghi: “Nhà đầu tư có dự án trồng cây dược liệu, cây Macca quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây Macca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng”.

Viện Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây cũng cho biết, diện tích trồng Macca của cả nước mới khoảng 2.000 ha và trên 10 giống Macca phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng một số khu vực.

Theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ có 200.000 ha trồng Macca tại Tây Nguyên và 30.000 ha tại Tây Bắc. Dự kiến đến năm 2025 tổng sản lượng hạt Macca của Việt Nam đạt 200.000 tấn hạt, tạo ra giá trị hàng tỷ USD mỗi năm.

Còn nhớ, cũng đã từng có rất nhiều lời hứa phát triển cho cây cao su tại Tây Nguyên và Tây Bắc, nhưng cuối cùng nó vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn chặt trồng - trồng chặt.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trồng là 800.000 ha. Thế nhưng cũng “nhờ” chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su mà chưa cần có sự hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, các địa phương đã nhanh nhảu khoanh đất phá rừng trồng ngay cây cao su. Thế nên mới chỉ đến năm 2012, diện tích cao su đã lên tới 915.000ha.

Thế nhưng, trong tháng 7/2014, giá cao su xuất khẩu chỉ đạt  1.850 USD 1 tấn, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2013 và giảm 65% so với thời điểm giá cao nhất vào tháng 2/2011. Với mức giá này, trừ chi phí thuê nhân công, người trồng cao su không còn có lãi.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hơn 3.000 ha cây cao su bị chặt bỏ trong 6 tháng qua, tập trung ở các tỉnh khu vực Đông Nam bộ.
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng nhớ lại, bản thân ông trước đó từng ngồi trong hội đồng xét duyệt trồng cây cao su ở Tây Nguyên, đây là chủ trương không hợp lý, nên thất bại.


Unknown / Author & Editor

Là sản phẩm nhập khẩu cao cấp từ Úc, hạt Mắc ca Vita+ được chế biến thành nhiều hương vị để phù hợp với khẩu vị của người Việt gồm: Mắc ca vị rang muối, vị mật ong và vị tự nhiên. Sản phẩm có vị ngọt, béo, ngậy và bùi tự nhiên của Mắc ca hòa cùng gia vị đậm đà tạo nên cảm giác ngon miệng hơn, phù hợp với nhiều người và mọi lứa tuổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Coprights @ 2016, Phân phối Macca

Coprights @ 2016,