Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Lợi ích bất ngờ của 10 loại trái cây nhiệt đới

Unknown
Trái cây là món quà thiên nhiên ban tặng cho con người với rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Bên cạnh việc cung cấp vitamin, giàu chất xơ và các khoáng chất



Trái cây là món quà thiên nhiên ban tặng cho con người với rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Bên cạnh việc cung cấp vitamin, giàu chất xơ và các khoáng chất, trái cây nói chung và trái cây nhiệt đới nói riêng còn chứa phytochemicals - một chất chống ôxy hóa có thể chống lại các loại bệnh nan y như ung thư, bệnh tim và đột quỵ. 10 loại trái cây nhiệt đới dưới đây sẽ mang đến cho bạn những bất ngờ về lợi ích sức khỏe.

1. Sầu riêng


Sầu riêng rất giàu năng lượng và chất béo. Hàm lượng vitamin B6 trong sầu riêng rất cao, đây là tác nhân giúp kích thích sự sản xuất serotonin giúp phòng chống chứng trầm cảm tự nhiên. Một số nghiên cứu đã cho biết, khi lượng serotonin giảm hay bị rối loạn sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm. Do đó, bạn có thể duy trì sự ổn định serotonin bằng cách thường xuyên ăn sầu riêng.

2. Quả da rắn



Quả da rắn (hay còn gọi là salak) được trồng như một loại cây lương thực, mọc thành cụm có vảy màu nâu đỏ. Khi chín có bột bên trong, có thể bóc bằng cách bóp nhẹ đầu quả làm cho da bong ra rất dễ dàng. Quả da rắn có vị ngọt và chua, nhiều tinh bột nên có thể ăn no.

3. Cóc


Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt quả cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một loại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng, mà còn có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn.

4. Duku (bòn bon)


Bòn bon chứa nhiều chất xơ, đường, giàu vitamin A, B1, B2, B3, C và khoáng chất. Bòn bon chống ôxy hóa rất tốt cho cơ thể. Vitamin C trong quả bòn bon hoạt động như một chất chống ôxy hóa, đóng vai trò tích cực cho việc duy trì sức khỏe của nướu, bảo vệ các phân tử quan trọng như protein, chất béo, carbohydrate, acid nucleic... khỏi các gốc tự do, độc tố và chất ô nhiễm. Do đó, loại quả này còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa sớm.

5. Quả roi đỏ


Một trong những lợi ích lớn nhất của trái roi là giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể ở mức ổn định, đặc biệt tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Trái roi chứa 93% hàm lượng nước và chất xơ. Trái roi có khả năng chống nhiễm nấm và các vi khuẩn truyền nhiễm khác, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường hệ thống tiêu hóa và miễn dịch. Trái roi có thể làm giảm khả năng mắc các bệnh ung thư vú, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Với hàm lượng chất xơ cao cùng một số chất dinh dưỡng khác có thể kiểm soát được mức độ cholesterol tăng trong máu, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong mạch máu và từ đó giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh, hạn chế các cơn đau tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.


6. Chuối


Ăn 2 quả chuối trước một ngày làm việc nặng nhọc sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng, duy trì lượng đường trong máu của bạn. Chuối bảo vệ cơ thể chống lại triệu chứng chuột rút. Chuối chống lại việc mất canxi và xây dựng hệ xương chắc khỏe, đồng thời cải thiện tâm trạng của bạn và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như mệt mỏi, khó chịu, trầm cảm... Chỉ cần ăn một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp điều hòa lượng đường trong máu và giảm stress. Chuối có tác dụng giảm sưng, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường týp II, hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ thống thần kinh nhờ hàm lượng vitamin B6 cao.



Chuối còn được biết đến là một loại thực phẩm bổ máu và làm giảm bệnh thiếu máu bằng nguồn sắt có trong chuối.


7. Chôm chôm


Thịt chôm chôm rất giàu vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt... Chôm chôm cũng giàu protein, chất béo tốt, phospho... Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, trong đó có dược phẩm.

Do chứa nhiều vitamin C nên chôm chôm có tác dụng tăng cường mô, củng cố hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol “xấu” (LDL cholesterol), có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, chống mệt mỏi, giảm đau, bệnh về nướu. Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già.

8. Khế


Quả khế vị chua và ngọt, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra, trong múi khế còn chứa hàm lượng acid oxalic là 1% cùng các yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K, A,C, B1, B2 và P.

9. Mít tố nữ


Mít tố nữ (phát âm là chem-pe-dak), là một loài cây thuộc họ Moraceae và trong chi giống như xa kê và mít, có nguồn gốc Đông Nam Á, Indonesia và bán đảo Mã Lai. Cũng giống các loại mít khác, mít tố nữ cũng có hàm lượng đường cao. Trong múi mít tố nữ dù nhỏ nhưng có chứa nhiều vitamin và các vi chất như sắt, canxi và đặc biệt là đường đơn glucose dễ hấp thụ.


10. Măng cụt


Măng cụt chứa hàm lượng các xanthone (một hợp chất hóa học có hoạt tính chống ôxy hóa) cao nhất trong các loại trái cây, có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Chất này được tìm thấy nhiều trong vỏ măng cụt, song do có vị đắng nên được kết hợp với một số vị khác để làm thuốc trong Đông y. Có thể dùng vỏ măng cụt sắc uống để trị tiêu chảy, kiết lỵ. Nước sắc dùng làm dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Unknown / Author & Editor

Là sản phẩm nhập khẩu cao cấp từ Úc, hạt Mắc ca Vita+ được chế biến thành nhiều hương vị để phù hợp với khẩu vị của người Việt gồm: Mắc ca vị rang muối, vị mật ong và vị tự nhiên. Sản phẩm có vị ngọt, béo, ngậy và bùi tự nhiên của Mắc ca hòa cùng gia vị đậm đà tạo nên cảm giác ngon miệng hơn, phù hợp với nhiều người và mọi lứa tuổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Coprights @ 2016, Phân phối Macca

Coprights @ 2016,